13 cách tăng cường chức năng gan hiệu quả để có lá gan khỏe mạnh

trà cúc hoa

13 cách tăng cường chức năng gan hiệu quả để có lá gan khỏe mạnh

Tăng cường chức năng gan là một trong những việc làm cần thiết để bảo vệ lá gan được khỏe mạnh. Sau đây là 6 lời khuyên để tăng cường chức năng gan hiệu quả ai cũng nên làm và 7 cách đơn giản để tăng cường chức năng gan

6 lời khuyên để tăng cường chức năng gan hiệu quả

Gan được xem là bộ phận quan trọng và bận rộn nhất cơ thể bởi nó có nhiệm vụ đặc biệt là loại bỏ độc tố, chuyển hóa protein, trao đổi chất và các chức năng khác.

Cùng với sự thay đổi của lối sống hiện đại, có những thói quen của con người vô tình tạo nên gánh nặng lớn cho gan như sinh hoạt thiếu điều độ, thức khuya, uống rượu và thậm chí hút thuốc, từ đó mà gan bị ảnh hưởng nặng nề.

Vừa qua, các chuyên gia về sức khỏe nội tạng Mỹ công bố trên trang chuyên trang y tế Fitnea 6 lời khuyên hoàn hảo nhất giúp bạn tăng cường tổng thể chức năng gan.

Hãy sớm quan tâm và ưu tiên thực hiện những bí quyết này để lá gan của bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh, sung sức để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề mỗi ngày.

1. Uống nước chanh giúp tăng cường chức năng gan

Nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất, loại bỏ tạp chất và độc tố ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan. Sau khi thức dậy mỗi ngày uống một cốc nước ấm, có thể đánh thức các chức năng cơ thể.

Không những thế, Tiến sĩ Peter Kramer, một chuyên gia về bệnh gan có lời khuyên rằng bạn nên thử bằng cách uống thêm nước chanh vào buổi sáng, axit trong chanh có thể thúc đẩy gan tạo ra mật, giúp cơ thể giải độc rất tốt.

Nếu uống 8-10 ly nước mỗi ngày thì bạn có thể uống mỗi 300 ml/lần, trong đó có 1 lần uống nước chanh.

2. Ăn bắp cải tím

Từ các loại rau họ cải bao gồm củ cải, cà rốt, bắp cải, bắp cải tím cho đến vừng (mè) hay loại rau có chứa lưu huỳnh như hành tây, tỏi, bông cải xanh… đều là những thực phẩm có thể tăng cường chức năng giải độc rất tốt.

Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 2 khẩu phần các chủng loại rau kể trên sẽ góp phần tăng cường chức năng giải độc gan. Ăn quá ít rau cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của gan.

3. Mát xa thường xuyên

Có một thói quen bạn nên luyện hàng ngày, đó chính là mát xa vùng gan (vị trí ở bụng gần xương sườn bên phải) để giúp gan thư giãn.

Theo chuyên gia về gan, TS. Stephen Stewart ở Bệnh viện Mette (Anh), hãy nằm ngửa rồi nhẹ nhàng dùng tay xoa đều lên vùng bụng hàng ngày sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó cải thiện sự trao đổi chất cho cơ thể.

4. Tránh xa rượu và thuốc Tây

Theo các chuyên gia, gan và rượu không bao giờ muốn “đội trời chung” với nhau, rượu “đến” thì gan sẽ “đi” và ngược lại, kiêng rượu thì gan sẽ luôn khỏe mạnh.

Nếu muốn không làm gan bị tổn thương, cách tốt nhất là bạn hạn chế uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh, rượu kém chất lượng.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc Tây, hễ cảm thấy cơ thể không ổn là tự ý dùng thuốc. Đây chính là thói quen hại gan khá phổ biến mà nhiều người không biết.

Đáng tiếc là các thuốc này thường có chứa chất acetaminophen, sau khi chuyển hóa qua gan, có thể sinh ra các chất độc hại, gây tổn thương gan nghiêm trọng. Vì thế, khi không có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất bạn nên hạn chế dùng thuốc.

5. Bổ sung khoáng chất

Để có một sức khỏe tốt, mỗi người nên tự trang bị cho mình cách tính thành phần khoáng chất cơ bản mà cơ thể cần mỗi ngày, sau đó bạn nên lên thực đơn ăn uống cân bằng để đảm bảo dưỡng chất.

Cơ thể luôn cần bổ sung đủ các khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày như magiê, canxi, kali, kẽm, selen và mangan…

Những người mắc bệnh xơ gan, các bác sĩ sẽ khuyên họ nên ăn thêm nhiều hơn bình thường các loại vitamin và khoáng chất để kích hoạt chức năng gan một cách hiệu quả.

6. Sử dụng dược liệu quý tự nhiên giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan và hỗ trợ giải độc gan

Ngoài việc điều chỉnh thực phẩm, bạn cũng nên chú ý đến các dược liệu quý được sản xuất thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

7 cách đơn giản để tăng cường chức năng gan chính là sử dụng thực phẩm tăng cường chức năng gan

1. Rau họ cải

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, cải thìa và củ cải chứa nhiều flavonoid, carotenoids, sulforaphane và indoles, giúp gan hóa giải hóa chất từ các loại thuốc trừ sâu, thuốc và chất gây ung thư.

2. Rau lá màu xanh đậm

Cải xoăn, cải bruxen, bắp cải có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, hỗ trợ gan giải độc, kích hoạt việc loại bỏ các gốc tự do và các hóa chất độc hại khác.

Bồ công anh được biết đến như một loại rau có lá màu xanh đậm có hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ giải độc gan.

Chất taraxacin có trong bồ công anh giúp kích thích các cơ quan tiêu hóa, kích hoạt gan và túi mật để giải phóng mật, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất béo.

3. Rong biển

Rong biển giải độc cơ thể bằng cách ngăn chặn sự đồng hóa của các kim loại nặng cũng như độc tố khác từ môi trường.

Nghiên cứu tại Đại học McGill (Canada) cho thấy, hợp chất Arame, kombu và wakame trong tảo nâu làm giảm sự hấp thu các hạt phóng xạ vào xương.

4. Rau mầm

Năng lượng chứa trong các loại hạt nảy mầm từ ngũ cốc, đậu… đã được đốt cháy thông qua quá trình ngâm và nảy mầm.

Những loại hạt đã nảy mầm chứa các enzym, đóng vai trò là chất xúc tác cho mọi chức năng trong cơ thể, trong đó có gan.

5. Tỏi

Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng giải độc gan hiệu quả. Nó giúp cơ thể loại bỏ nhiễm độc thủy ngân, các chất phụ gia thực phẩm nhất định và các hormones estrogen.

6. Hành tây

Những loại củ này chứa hợp chất lưu huỳnh có thể hỗ trợ gan sản xuất glutathione có khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.

7. Trứng

Trứng chứa tất cả 8 loại axit amin thiết yếu, cholesterol và choline. Gan của bạn cần các loại axit amin thiết yếu để thực hiện quy trình giải độc.

Choline là một coenzyme rất cần thiết cho sự trao đổi chất, được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, bảo vệ gan khỏi bị nhiễm độc khi đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *