Thiên môn đông bổ phế giúp thanh lọc phổi

thanh lọc phổi
THANH LỌC PHỔI ? THANH LỌC CƠ THỂ THẾ NÀO?
Nay có bạn hỏi về sản phẩm giúp sẽ thanh lọc phổi nói riêng và cơ thể nói chung.
Mình có nói: cho đến thời điểm này chưa xác định 1 chất cụ thể nào có thể làm được việc “ Thanh lọc trực tiếp”- dùng chất này để loại chất kia ra khỏi cơ thể.
Trong y học có một vài chất dùng giải độc cho khi cơ thể nhiễm một vài độc chất cụ thể, cũng không dùng thường ngày được.
Vậy muốn thanh lọc cơ thể thì phải làm thế nào?
====
Nhớ rằng: Con người đã được tạo hoá thiết kế sẵn những cơ quan để chuyển hoá và đào thảo chất độc ra khỏi cơ thể: gan, thận, phổi, đại tràng và da.
Vậy chỉ cần đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động đúng chức năng thì tự cơ thể hàng ngày đang làm công việc thải độc tố, thanh lọc cơ thể rồi.
Việc của con người là nhận biết được cơ quan nào chức năng suy giảm thì hỗ trợ kịp thời.
=====
Vậy có cách nào dùng chung cho tất cả các trường hợp không?
Có cách: đó là dùng Thiên môn đông như đã được ghi trong Bản thảo cương mục:
“Nếu ăn Thiên môn đông sẽ làm cho cơ thể trơn láng, trắng sạch, tẩy trừ mọi tật bệnh, ố khí trên người”.
Vì sao Thiên môn đông có thể làm được điều này?
thanh lọc phổi
CÓ NHIỀU CÁCH ĐỂ BỔ PHẾ
TẠI SAO CỨ PHẢI CHỌN THIÊN MÔN ĐÔNG ?
”Phế là cơ quan hô hấp. Hít vào khí trong (thanh khí) từ không khí thiên nhiên và thải ra khí dơ (trọc khí) của cơ thể, làm trao đổi khí giữa bên trong và ngoài cơ thể. Tùy thuộc vào sự vận hành của Phế, khí có thể lưu thông xuyên suốt cơ thể, vì vậy sự chuyển hóa trong cơ thể luôn được đảm bảo.
Tuy nhiên, hô hấp không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chức năng của Phế, Thận cũng tham gia điều hòa quá trình hô hấp. Để duy trì khí trao đổi có hiệu quả, khí hít vào đã được Phế tinh chế phải đưa xuống Thận để được Thận thu nạp một cách thích hợp. Thận chủ “nạp khí” nghĩa là thu nhận, giữ lại khí hít vào của phế, điều tiết hoạt động hô hấp.
Thông thường hoạt động hô hấp tùy thuộc vào sự điều hòa lẫn nhau của Thận và Phế. Mối quan hệ này được nói rõ trong “Loại chứng trị tài” (Chẩn đoán phân biệt và điều trị các bệnh lý – Lâm Bội Cầm 1839 – nhà Thanh): “Phế chủ khí và Thận là gốc của khí; Phế chủ xuất khí và Thận chủ nạp khí; âm dương tương giao hô hấp được thông suốt là kết quả của sự cân bằng giữa âm và dương”.
=====
Nhìn vào sơ đồ trị liệu của Thiên môn đông trong “ Thần nông bản thảo kinh” ta thấy: Thiên môn đông vừa bổ phế lại vừa bổ thận.
Bổ PHẾ chủ xuất khí
Bổ THẬN chủ nạp khí.
Thiên môn đông là thứ 2 thì không có dược liệu nào là số 1 cùng lúc có 2 công dụng này.
thiên môn đông bổ phế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *