Tìm hiểu chung về thảo dược ý dĩ
Tên thông thường: Hạt ý dĩ, bo bo, cườm gạo, ý dĩ nhân, ý mễ, lục cốc tử, mễ nhân.
Tên khoa học: coix lachryma – jobi L., thuộc họ lúa – poaceae.
Tên tiếng Anh: coix seed, seed of jobstears.
Ý dĩ là thảo dược gì?
Ý dĩ là cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa, ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Hạt ý dĩ là giống cây nhiệt đới, ưa ẩm ướt, mọc hoang hoặc trồng ở bờ nước, bãi, ruộng ven sông. Một số tỉnh ở Việt Nam đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.
Ý dĩ được thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Rễ cây cắt, đem rửa sạch rồi phơi khô.
Trong ý dĩ có những thành phần gì?
Trong ý dĩ có rất nhiều dưỡng chất quý như:
- 65% chất hydratcacbon, 13,7% chất protit, các axit amin và 5,4% chất béo và nhiều tinh bột.
- Chất coixin trong hạt là một chất protit rất đặc biệt.
- Trong rễ ý cũng có chừng 52% tinh bột, 17,6% chất protein và 7,2% chất béo.
Ý dĩ có tác dụng gì?
Ý dĩ được dùng để điều trị sốt cao, ung thư, mụn cơm, viêm khớp, béo phì và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thảo dược này cũng được sử dụng để điều trị căn bệnh toxoplasmosis gây ra bởi ký sinh trùng.
Ngoài ra, ý dĩ còn được dùng để chữa khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không thông ở phụ nữ, giúp tăng tiết sữa, làm tốt sữa cho phụ nữ sau sinh.
Ý dĩ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Tác dụng dược lý của ý dĩ
Tác dụng đối với hệ hô hấp: dầu trích từ hạt Ý dĩ với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thuốc thấp gây kích thích hô hấp, liều thuốc cao ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm giãn phế quản.
Tác dụng trên tế bào khối u: có một số báo cáo cho rằng hạt ý dĩ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Tác dụng trên cơ vân: từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích từ ý dĩ chích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất coixol trong hạt ý dĩ có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.
Với những tác dụng của dược liệu Ý dĩ, Hợp tác xã đã sử dụng phối trộn Ý dĩ và nhiều loại dược liệu khác trong sợi bún. Vì hợp tác xã biết rằng: các gia đình khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau, bởi có sự khác nhau về tình trạng sức khỏe của các thành viên trong các gia đình. Dựa vào đặc điểm đó các bà nội trợ có thể lựa chọn loại bún vừa ngon vừa phù hợp với gia đình mình.
Thế nên, sẽ không thấy ngạc nhiên khi Bún Hoài sơn Ý dĩ được trẻ em, và người già yêu thích, bởi Hoài sơn, ý dĩ giúp kiện tỳ dưỡng vị. Bún Bồ công anh, Tam giác mạch phù hợp với nhu cầu thanh nhiệt, giải độc. Bún Đương quy phù hợp với nhu cầu bổ huyết.
Bởi vậy, đừng quên bổ sung loại Bún khô phù hợp vào tủ bếp nhà mình nhé. Những loại Bún dưới đây, nó đã được chắt lọc, tính toán, nghiên cứu rất kỹ để sao cho:
” LET FOOD BE THY MEDICINE AND MEDICINE BE THY FOOD”
Với Hợp tác xã Nông Dược Xanh Tinh Hoa, Bún không chỉ đơn thuần là “Bún”, đó là sự cải tiến về công thức, cải tiến về quy trình kĩ thuật nhằm mục tiêu vì sức khoẻ cộng đồng!
Một số loại bún dược liệu:
- Bún Hoài Sơn Ý Dĩ: https://www.bunduoclieu.com/san-pham/bun-hoai-son-y-di/
- Bún Đương Quy: https://www.bunduoclieu.com/san-pham/bun-duong-quy/
- Bún Gạo Hoành Bồ: https://www.bunduoclieu.com/san-pham/bun-gao-hoanh-bo/
Nguồn: Bunduoclieu.com