Phân biệt các loại cây Chó đẻ

Chó đẻ răng cưa là một loài cây mọc hoang dễ tìm thấy tại nhiều nơi trên khắp nước ta. Đây được xem là một vị thuốc dân gian dễ tìm cực kì tốt cho sức khỏe và có rất nhiều tác dụng quý. Cây chó đẻ có nhiều công dụng nhưng đáng chú ý nhất là giải độc, mát gan và tiêu mỡ máu. Cây có sức sống mạnh mẽ, ta thường thấy chúng mọc chen chúc chung với cỏ, thậm chí cả những nơi mà cỏ không sống được như kẽ nứt lề đường. Nhưng chúng có nhiều loại khác nhau nên chúng ta sử dụng cần thật chú ý để không bị nhầm lẫn và gây tác dụng không mong muốn.

Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ

Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ

Mô tả nhận dạng diệp hạ châu đắng – cây chó đẻ thân xanh

Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ có tác dụng giải độc, điều trị các bệnh về gan, tăng cường chức năng gan, giảm mỡ máu, giảm đường huyết và một loạt tác dụng rất tốt thường có những đặc điểm dưới đây:

  • Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai; hạt hình 3 cạnh.
  • Toàn thân có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu đắng. Đây là loài có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ hay diệp hạ châu thì mọi người hầu như ám chỉ đến loài này.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Tác dụng của cây diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ

  • Cây chó đẻ có tác dụng điều trị viêm gan.
  • Có tác dụng trên hệ miễn dịch
  • Có tác dụng giải độc.
  • Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Bệnh đường hô hấp
  • Tác dụng giảm đau. 
  • Tác dụng lợi tiểu. 
  • Điều trị tiểu đường.

Thân, lá, quả cây chó đẻ răng cưa

 

Diệp hạ châu ngọt- cây chó đẻ thân đỏ

Mô tả nhận dạng diệp hạ châu ngọt- cây chó đẻ thân đỏ

  • Thân có màu hanh đỏ
  • Màu đỏ thường đậm hơn nơi gốc cành
  • Phân nhánh rất nhiều
  • Phiến lá có màu xanh hơi đậm
  • Lá dài và dầy hơn cây chó đẻ thân xanh.
  • Khi nhai có vị ngọt nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu ngọt.
  • Khác với điều một số người thường nghĩ, cây chó đẻ thân đỏ vẫn được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng có lẽ dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà.

Diệp hạ châu ngọt- cây chó đẻ thân đỏ

Tác dụng dược lý:

Diệp hạ châu thân đỏ(Phyllanthus urinaria L.) với vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt.

Tác dụng chữa bệnh:

Người ta cũng nhận thấy tác dụng của cây thuốc diệp hà châu là diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong diệp hạ châu thân tím. Coderacin phân lập được từ cây dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm gây bệnh ở mắt

Diệp hạ châu Phyllanthus sp

  • Diệp hạ châu Phyllanthus sp có màu xanh đậm,
  • á rời rạc màu đậm
  • phiến lá hẹp
  • chóp nhọn hơn so với hai loài trên.
  • Loài này không được dùng làm thuốc

Diệp hạ châu Phyllanthus sp

Lưu ý:

Một số cá thể chó đẻ thân đỏ lại hầu như không có màu đỏ (mất đỏ). Những cây như thế này thường xuất hiện vào mùa mưa hay ở những vùng có nhiều nước, có lẽ cây lớn quá nhanh không tích đủ chất sắt hoặc vùng đất nghèo chất sắt.

Trên mạng có rất nhiều hình cây Phyllanthus urinaria “mất đỏ” được dùng minh họa cho cây chó đẻ thân xanh Phyllanthus niruri. Đây là một lỗi khá phổ biến, bởi vậy chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào màu đỏ để phân biệt các loài diệp hạ châu (mà phải dựa vào dạng lá).

Sự nhầm lẫn giữa tên khoa học của hai loài này với nhau nhưng không gây ra tác hại gì. Khi khác thác cây dược liệu, chúng ta cần lưu tâm đến vấn đề này để chọn đúng loại cây chó đẻ có dược tính mạnh nhất, tức chó đẻ thân xanh.

Một số hình ảnh cây diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh

Diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh nhìn từ trên

 

Diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh nhìn ngang

Lá và nụ hoa diệp hạ chây đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh

Tổng hợp hoa, lá, nụ, quả diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *