Tổng quan kiến thức về bệnh viêm gan B

[av_textblock size=” font_color=” color=”]

TỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ VIÊM GAN B

[/av_textblock] [av_hr class=’invisible’ height=’15’ shadow=’no-shadow’ position=’center’ custom_border=’av-border-thin’ custom_width=’50px’ custom_border_color=” custom_margin_top=’30px’ custom_margin_bottom=’30px’ icon_select=’yes’ custom_icon_color=” icon=’ue808′ font=’entypo-fontello’] [av_textblock size=” font_color=” color=”]

I. VIÊM GAN B LÀ GÌ?

Viêm gan B (hay còn gọi là viêm gan virus B, viêm gan siêu vi B) là căn bệnh rất nguy hiểm do virus viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV) gây ra. Đây là loại virus có khả năng truyền nhiễm mạnh mẽ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho lá gan của chúng ta.

Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Theo số liệu mới nhất, ước tính có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B theo số liệu mới nhất. Nói cách khác, trong số những người trưởng thành ở Việt Nam, cứ 10 người thì có 1 người bị viêm gan siêu vi B. Điều này chứng tỏ thực trạng viêm gan virus B ở nước ta đang ở mức đáng báo động.

II. TRIỆU CHỨNG VIÊM GAN B QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

Bệnh viêm gan B có diễn biến khá phức tạp, thường chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn cũng không có biểu hiện đặc trưng, xuất hiện trong thời gian ngắn

Giai đoạn viêm gan B cấp tính

Những biểu hiển thường gặp như sốt, đau bụng, đau khớp,rối loạn tiêu hóa nhẹ, vàng da …là những dấu hiệu cấp tính điển hình, thường thì các triệu chứng này cũng chỉ ở mức đồ nhẹ, người bệnh dễ chủ quan, không đi khám bệnh.

 Giai đoạn viêm gan B mãn tính

Có hai trường hợp viêm gan B mãn tính thể hoạt động và thể không hoạt động. Với viêm gan B mãn tính thể hoạt động thì có một số dấu hiệu như

Mệt mỏi, suy kiệt

Trong giai đoạn này  cơ thể người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn uống, ngại vận động. Sức khỏe suy giảm rõ ràng, hoạt động khó khăn, khó khăn ngay cả trong việc sinh hoạt cá nhân, hay buồn bực, bất an, thấy khó chịu trong người.

Sốt cao

Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính giai đoạn nặng  sẽ có dấu hiệu sốt kéo dài, sốt thất thường vào buổi chiều. Nguyên nhân là do các chất độc bên trong dồn vào máu hoặc tế bào gan bị hoại tử.

Rối loạn tiêu hoá

Những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính  sẽ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng, người bệnh sẽ thường xuyên thấy khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài thất thường nhiều lần trong ngày, phân không bình thường.

Vàng da

Thời gian đầu của bệnh viêm gan B mãn tính thường không có dấu hiệu vàng da, hiện tượng này thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã  bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Mức độ nặng của viêm gan virus B mãn tính sẽ biểu hiện tình trạng vàng da, mức độ vàng da đậm hơn, da toàn thân và mắt vàng đậm, nước tiểu có màu như nước trà đặc. Khi bệnh nhân phát hiện thấy dấu hiệu này nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra viêm gan B.

Xuất huyết dưới da

Đây là một dấu hiệu viêm gan B khi bệnh nặng, khi xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu, chảy máu chân răng, chảy máu mũi đây là do cơ chế đông máu người bị viêm gan B mãn tính bị suy giảm. Một số ít bệnh nhân có thể có dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa.

Đau hạ sườn phải

Đau hạ sườn phải có thể thấy ở những bệnh nhân viêm gan B mãn tính hoặc những người mắc bệnh xơ gan do viêm gan virus B, chuẩn đoán có thể là do gan bị viêm, lượng chất độc tích tụ nhiều trong gan, khiến cho cấu trúc gan bị thay đổi, gan bị sưng làm chèn ép các dây thần kinh quanh đó dẫn đến việc đau kể cả khi không dùng tay ấn vào. Cũng tùy  vào cơ địa mỗi người, mức độ đau không giống nhau, khi vận động sẽ cảm thấy đau hơn.

III. VIÊM GAN B CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?

Nguyên nhân gây viêm gan virus B là do sự lan truyền virus viêm gan B từ người bệnh sang người lành. Việc lây truyền chủ yếu xảy ra qua 3 con đường sau:

3.1. Lây nhiễm qua đường tình dục

Virus HBV truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các chất dịch khác trong cơ thể. Nếu quan hệ tình dục làm gây trầy xước hoặc tổn thương đều dẫn tới nguy cơ lây nhiễm bệnh. Sử dụng đồ chơi tình dục cũng làm tăng khả năng lây nhiễm, virus viêm gan B có thể tồn tại ngoài cơ thể tới hơn 1 tuần, vậy nên vệ sinh dụng cụ tình dục cẩn thận để giảm nguy cơ lây lan bệnh.

3.2. Lây từ mẹ sang con

Nguyên nhân gây ra  bệnh viêm gan B phổ biến hàng nhất tại khu vực Châu Á. Phụ nữ có thai mắc bệnh viêm gan virus B thì khả năng truyền virus sang con là rất lớn. Nếu virus viêm gan B đang phát triển và hoạt động mạnh trong cơ thể người mẹ thì tỷ lệ truyền nhiễm bệnh sang con từ 50-90%. Khi virus hoạt động kém thì tỷ lệ lây thấp hơn, khoảng 30%. Trong trường hợp  virus ở trạng thái không hoạt động thì tỷ lệ nhỏ hơn 10%.

3.3. Lây qua đường máu

Virus viêm gan B lây nhiễm trực tiếp khi  truyền máu. Trước đây, khi các kỹ thuật xét nghiệm máu chưa phát triển thì truyền máu là một trong những lý do  làm lây truyền viêm gan B.

Hiện nay, việc truyền máu đã nên an toàn hơn rất nhiều. Mặc dù vậy vẫn không nên chủ quan bởi việc lây nhiễm viêm gan B vẫn có thể xảy ra một cách gián tiếp khi vô tình tiếp xúc với những dụng cụ dính máu nhiễm bệnh trong khi có vết thương hở, da hoặc niêm mạc bị trầy xước. Cụ thể như ở một số trường hợp, như: tiêm chích ma túy, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, châm cứu,… hoặc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm bấm móng,…

IV. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA VIÊM GAN B

Nếu viêm gan virus B không được phát hiện sớm, điều trị triệt để thì từ giai đoạn cấp tính sẽ phát triển thành mãn tính cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

4.1. Suy gan cấp

Suy gan cấp cũng là một trong số các biến chứng của bệnh viêm gan virus B. Khi mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, rối loạn chức năng đông máu. Nếu trong trường hợp  diễn biến nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận và có thể dẫn đến tử vong đột ngột nếu không được cấp cứu và xử lý đúng lúc.

4.2. Xơ gan

Xơ gan là một trong những biến chứng  thường gặp ở nhiều bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Virus viêm gan B liên tục tấn công các tế bào gan khiến mô gan dần được thay thế bằng sẹo, mô xơ và làm xơ hóa gan. Các sẹo và mô xơ sẽ làm suy giảm chức năng gan, đặc biệt nguy hiểm khi các mô gan đã bị xơ hóa sẽ vĩnh viễn không thể phục hồi lại như cũ.

4.3. Ung thư gan

Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan B. Người bị viêm gan B mãn tính có nguy cơ biến chứng thành ung thư gan cao gấp 20 lần so với người thường. Các triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau vùng bụng, phù nề, cường lách, bị sốt và giảm cân. Ung thư gan là một bệnh cực kì nguy hiểm và rất khó điều trị, cũng như nguy cơ tử vong cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B

4.4 Viêm gan D

Biến chứng nguy hiểm khi mắc viêm gan B đó là khiến cơ thể bạn dễ mắc virus viêm gan D, con đường duy nhất khiến bạn mắc viêm gan D là khi đã bị nhiễm viêm gan B. Tại thời điểm này tế bào gan của bạn sẽ bị tổn thương nặng nề, nhanh chóng khi đồng thời điểm mắc cả viêm gan B lẫn viêm gan D.

4.5. Bệnh não do gan

Biến chứng này thường ít gặp nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng, cần phải đề phòng.  Ban đầu bệnh nhân thấy bứt rứt, khó chịu, nằm không yên, khó ngủ, mất ngủ rồi sau đó là trạng thái tâm thần không ổn định, dễ kích thích, mất định hướng thời gian và không gian. Sau đó, người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi đi vào hôn mê dần dần.

V. LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH VIÊM GAN B HIỆU QUẢ?

Có thể thấy viêm gan B là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Để chủ động bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần nắm rõ những biện pháp phòng ngừa viêm gan B.

5.1. Tiêm vacxin phòng viêm gan B

Đối với viêm gan B, tiêm phòng vacxin được coi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trên thực tế, sau nhiều năm đẩy mạnh việc tiêm phòng viêm gan B, số lượng người mắc bệnh đã giảm đáng kể.

Trẻ em sơ sinh cần được tiêm vaccine trong 24 giờ sau khi sinh. Đây là cách tốt nhất để hạn chế lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Tiêm càng sớm, hiệu quả càng cao, nghiên cứu cho thấy trẻ em được tiêm phòng trong 24 giờ đầu sau khi sinh thì tỷ lệ phòng bệnh lên đến 90%. Vacxin viêm gan B rất an toàn và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới

Liều vacxin đầy đủ ở cả người lớn và trẻ em gồm 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần. Nếu tiêm đủ liều và đúng lịch, tỷ lệ tạo được kháng thể chống lại virus viêm gan B lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi và không còn khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B, vì vậy nên tiêm nhắc lại sau 15 năm để đảm bảo phòng chống bệnh một cách hiệu quả.

Vacxin viêm gan B được khuyến cáo cho các đối tượng sau:

✔Trẻ sơ sinh.

✔Trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng viêm gan B sau khi sinh.

✔Những người sống chung với bệnh nhân viêm gan B.Nhân viên y tế, nhân viên cấp cứu và những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu.

✔Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm HIV.

✔Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới

✔Người có nhiều bạn tình.Người có bạn tình mắc viêm gan B.

✔Những người tiêm chích, dùng chung bơm kim tiêm.

✔Những người bị bệnh gan mãn tính.

✔Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối.

✔Những người sinh sống hoặc du lịch tại khu vực có tỷ lệ lưu hành viêm gan B cao trên thế giới.

5.2. Các biện pháp phòng tránh viêm gan B

Bên cạnh viêm tiêm vacxin, chúng ta cũng nên tham khảo những lời khuyên sau đây để có thể phòng tránh viêm gan B hiệu quả hơn:

  • Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su giúp phòng tránh lây nhiễm viêm gan B. Để đảm bảo an toàn một cách tối đa, nên đi khám để chắc chắn rằng bản thân và đối phương đều không mang virus viêm gan B, đồng thời cả hai cần tiêm phòng đầy đủ tránh những rủi ro không mong muốn.
  • Trường hợp vợ chồng trước khi quyết định có con cần kiểm tra xác định có ai nhiễm viêm gan B không. Trong quá trình mang thai, người mẹ cũng cần thường xuyên thăm khám, thời điểm này nếu bị virus viêm gan B tấn công rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
  • Băng kín các vết thương hở để tránh tiếp xúc và lây nhiễm viêm gan B từ người khác.
  • Sử dụng kim tiêm mới, đã được vô trùng. Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm với bất kỳ ai.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào nếu không dùng dụng cụ bảo vệ.
  • Không xăm trổ, xỏ khuyên, xăm mắt, xăm môi, làm răng, châm cứu,… tại những địa điểm không uy tín và an toàn.
  • Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kìm bấm móng,… với những người không rõ tình trạng sức khỏe vì chúng là những dụng cụ có thể dính máu bị nhiễm bệnh.
  • Đối với trẻ đến tuổi đi học, phụ huynh nên nhắc nhở và dặn dò con để tránh lây bệnh từ trẻ khác.

ginlava tang cuong chuc nang gan

Áp dụng những biện pháp phòng ngừa viêm gan B để bảo vệ lá gan của chính mình và người thân

VI. CÁC CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN B CHÍNH XÁC

Viêm gan B không dễ chẩn đoán nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Sau đây là một số phương pháp giúp hỗ trợ bác sỹ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất:

6.1. Xét nghiệm máu

Virus viêm gan B có nhiều trong máu, do đó để đưa ra kết quả chẩn đoán viêm gan virus B chính xác nhất là làm xét nghiệm máu.

6.2. Nồng độ men gan

Khi virus viêm gan B xâm nhập vào tế bào gan sẽ tăng trưởng và hủy hoại tế bào gan. Tế bào gan càng bị tổn thương nặng thì chỉ số men gan càng tăng cao. Ở người bệnh viêm gan B, xét nghiệm thường cho thấy hàm lượng các men ALT và AST trong máu tăng cao, gấp 5-8 lần so với hàm lượng bình thường.

6.3. Xét nghiệm viêm gan B định tính HbsAg

Đây là xét nghiệm cơ bản nhất, nếu kết quả là dương tính thì bạn có mang virus viêm gan B, nhưng không có nghĩa là mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Nếu kết quả âm tính thì cho thấy bạn chưa bị nhiễm loại virus này. Khi HBsAg tồn tại trong cơ thể hơn 6 tháng thì người bệnh được chẩn đoán là mắc viêm gan B mãn tính.

6.4. Xét nghiệm Anti – HBc

Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBc dương tính thì bạn có thể đã tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B nhưng cần tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn virus có hoạt động trong cơ thể hay không.

6.5. Xét nghiệm Anti – HBs

Xét nghiệm Anti-HBs nếu có kết quả dương tính cho thấy bạn đã có khả năng miễn dịch với viêm gan B nhưng điều này không có nghĩa là đã khỏi bệnh, tỷ lệ lên tới 25% đối với trường hợp người bệnh có HBsAg và HBsAb dương tính cùng một lúc, trường hợp này được xem là bị bệnh viêm gan B mãn tính cần được điều trị.

6.6. Xét nghiệm HBeAg

Nếu HBeAg dương tính thì virus viêm gan B trong bạn đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ, dễ lây truyền cho người khác. Lúc này cần tuân thủ những biện pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sau 3 tháng kết quả này vẫn dương tính thì virus viêm gan B cấp tính đang chuyển sang dạng mãn tính. Nếu HBeAg âm tính thì virus viêm gan B đã bị ức chế, ngừng nhân bản, có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm.

6.7. Xét nghiệm Anti Hbe

Đây là xét nghiệm thể hiện sự kìm hãm sự phát triển của viêm gan virus B, đánh giá cơ thể có thể chống lại sự phát triển của virus viêm gan B hay không.

6.8. Xét nghiệm HBV-DNA

Xét nghiệm HBV-DNA là xét nghiệm rât quan trọng nhằm tìm xem trong máu người bệnh có mang virus viêm gan B hoàn chỉnh hay không và đếm số lượng virus viêm gan B. Từ đó, biết được tình hình hoạt động và số lượng virus viêm gan B trong cơ thể người bệnh để các bác sĩ theo dõi và cân nhắc điều trị phù hợp, đồng thời phát hiện các đột biến có thể gây kháng thuốc.

Bên cạnh các chỉ số xét nghiệm, các bác sỹ có thể chỉ định người bệnh tiến hành một số phương pháp thăm dò hình thái gan để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

6.9. Phương pháp siêu âm

Đây là một trong những phương pháp khám gan phổ biến bệnh. Được áp dụng cho tất cả các loại bệnh nhân, khả năng chính xác cao và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Siêu âm gan giúp đánh giá chính xác về mức độ tổn thương gan thông qua hình ảnh.

Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá được kích thước gan, cấu trúc của gan, các bất thường có trong gan của người bệnh viêm gan siêu vi B.

Chấn đoán viêm gan B bằng phương pháp siêu âm

6.10. Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là phương pháp phức tạp giúp chẩn đoán các tổn thương ở gan một cách chính xác.

Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô nhỏ từ bộ phận cơ thể để quan sát dưới kính hiển vi hoặc để làm một số xét nghiệm. Sinh thiết gan là lấy mẫu mô từ gan để chẩn đoán hoặc theo dõi một số vấn đề như xơ gan, rối loạn chuyển hóa trong gan, viêm gan do virus hoặc nguyên nhân khác.

Sinh thiết gan là phương pháp rất hiện đại, đạt được kết quả vô cùng chính xác trong chẩn đoán tình trạng xơ gan, tuy nhiên nếu bệnh nhân bị rối loạn chảy máu hoặc cổ chướng nặng bác sỹ sẽ không làm xét nghiệm này.

VII. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B HIỆN NAY

Viêm gan B là căn bệnh có diễn biến phức tạp. Cũng như nhiều căn bệnh khác, viêm gan siêu vi B nếu không điều trị sớm thì bệnh càng nặng và khó điều trị hơn. Viêm gan B cấp tính và mãn tính có cách điều trị khác nhau.

7.1. Điều trị viêm gan B cấp tính

Viêm gan B giai đoạn cấp tính là 6 tháng đầu kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Thực tế, ở giai đoạn này những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ có thể tự khỏi bệnh, nhất là khi người bệnh biết kết hợp một số phương pháp hỗ trợ khác như thăm khám kịp thời, phát hiện bệnh sớm, áp dụng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học.

Tuy có những trường hợp mắc viêm gan B cấp tính tự khỏi bệnh nhưng chúng ta không nên vì thế mà chủ quan với căn bệnh này. Ở giai đoạn này, các triệu chứng khá rõ rệt, người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, nhức mỏi, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt,… Nếu triệu chứng nghiêm trọng, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc giúp can thiệp để giảm thiếu các triệu chứng này.

Người bệnh nên khám định kỳ, làm xét nghiệm máu để theo dõi tiến triển của bệnh, đảm bảo rằng virus đã bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tùy theo thể trạng và khả năng miễn dịch của mỗi người bệnh, bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Một số trường hợp sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp hỗ trợ củng cố miễn dịch, nhằm thúc đầy khả năng đề kháng, đẩy lùi virus hiệu quả hơn, ngăn chặn bệnh phát triển và chuyển sang thể mãn tính nguy hiểm.

Cần lưu ý, giai đoạn này, người bệnh viêm gan B cấp tính cần có kế hoạch sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh xa các yếu tố có hại cho gan, nhờ đó góp phần ngăn bệnh phát triển.

7.2. Điều trị viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính rất nguy hiểm bởi nếu người bệnh chủ quan, lơ là và không sớm chữa trị thì có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, cách điều trị viêm gan B phổ biến nhất là dùng thuốc.

ginlava hỗ trợ giải độc gan tăng cường chức năng gan

Phương pháp điều trị viêm gan B mãn tính

7.2.1. Điều trị bằng thuốc tân dược

Các thuốc này chia làm 2 nhóm chính, có thể sử dụng riêng lẻ hay phối hợp. Nhóm thứ nhất là các loại thuốc điều hoà miễn dịch. Nhóm thứ hai là các loại thuốc kháng virus với tác dụng ức chế sự phát triển của virus, ngăn virus xâm nhập vào các tế bào gan. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B mãn tính, có thể kể đến một số cái tên như

Interferon

Sử dụng interferon sẽ giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường, bạch cầu tiết ra interferon có tác dụng kháng virus mạnh, tăng cường miễn dịch. Người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều tiết miễn dịch , thuốc bảo vệ gan giảm transaminase, sửa chữa tế bào gan, hồi phục chức năng gan và các loại thuốc chống xơ hóa.

Lamivudin

Tác dụng chính của Lamivudin là kháng virus. Khi dùng đủ liệu trình thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, men gan ổn định, lượng virus giảm, hình ảnh mô học gan cải thiện. Đây là dạng thuốc uống, tiện lợi nhưng tỷ lệ kháng thuốc cao (lamivudin bị kháng thuốc theo kiểu gen) nên thuốc không được sử dụng nhiều.

Adefovir, entecavi, telbivudin

Thời gian đạt được mục tiêu điều trị của những loại thuốc này ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc thấp hơn hẳn khi dùng thuốc lamivudin và có hiệu quả đối với những bệnh nhân đã kháng với lamivudin.

Tenofovir

Là thuốc mới nhất được Mỹ mới cho dùng năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy dùng tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.

Thuốc điều tiết miễn dịch

Các loại thuốc chữa viêm gan virus B, tăng cường miễn dịch đặc thù có thể chọn dùng acid immune ribonucleic. Thuốc tăng cường miễn dịch có thể chọn coenzyme, polysaccharid ganoderma, polysaccharid nấm hương, polysaccharid polupor thêm vacxin viêm gan B… Những loại thuốc này đều có hợp chất thay thế của thuốc chống virus, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể để đạt đến mục đích loại bỏ virus.

7.2.2. Điều trị bằng Đông y

Cách điều trị viêm gan B mãn tính không đơn giản bởi diễn biến của bệnh phức tạp chưa kể đến nguy cơ kháng thuốc. Do đó người bệnh phải chuẩn bị cả về mặt tài chính lẫn tinh thần vì có thể phải điều trị trong thời gian dài. Chính vì nguyên nhân này mà nhiều người đã lựa chọn cách điều trị viêm gan B bằng thuốc Đông y. Các vị thảo dược với ưu điểm lành tính, ít tác dụng phụ mà vẫn giúp đào thải virus, tăng cường miễn dịch, phục hồi tế bào gan, đặc biệt chi phí điều trị bằng thuốc Đông Y cũng tiết kiệm hơn.

Thuốc Đông y điều trị bệnh viêm gan virus B sẽ giúp người bệnh điều dưỡng huyết khí của lá gan, điều hòa chức năng tì và thận, giảm bớt sự tụ máu tại gan. Một số vị thuốc đông y được dùng nhiều cho bệnh nhân viêm gan B như: diệp hạ châu, cà gai leo, nhân trần, bạch thược, bạch truật,…

Thuốc Đông Y cũng được sử dụng trong nhiều phác đồ điều trị, dùng riêng biệt hoặc kết hợp thuốc Tây. Với ưu điểm lành tính, ít tác dụng phụ mà vẫn mang đến hiệu quả kháng virus, nhiều trường hợp người bệnh đã lựa chọn thuốc Đông Y và nhận được kết quả rất khả quan.

7.2.3. Điều trị bằng liệu pháp truyền ngược tự thân

Đây là một phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B tiên tiến hiện nay, khuyến khích cơ thể tự sản sinh ra các tế bào có tính sát thương, lợi dụng chức năng tự miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt virus viêm gan, tránh được bệnh tái phát lại sau khi ngừng sử dụng thuốc kháng virus của phương pháp chữa bệnh truyền thống. Liệu pháp này còn giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể, kích hoạt các bạch cầu đa nhân trung tính của cơ thể, chống khối u và bảo vệ gan hiệu quả. Đặc biệt, do không phải sử dụng thuốc nên liệu pháp truyền ngược tự thân cực kỳ thân thiện với cơ thể người bệnh gan B, tránh các tác dụng phụ không mong muốn như sử dụng các liệu pháp thông thường.

Lưu ý rằng, thời gian điều trị của mỗi người bệnh là khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ tổn thương ở gan, sức khỏe người bệnh, phương pháp điều trị,… Dù điều trị viêm gan B bằng cách nào thì cũng đòi hỏi người bệnh kiên trì và có lòng tin vào hiệu quả chữa trị, chuyên tâm và nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ.

Thực tế, đã có những bệnh nhân không đủ kiên nhẫn tự ý bỏ dở lộ trình điều trị, đến khi bệnh chuyển biến nặng thì dùng lại, lúc này virus có khả năng kháng thuốc, người bệnh cần dùng thuốc với liều mạnh hơn mới có hiệu quả, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lại gia tăng chi phí chữa trị.

VIII. LỐI SỐNG LÀNH MẠNH GIÚP ĐẨY LÙI BỆNH VIÊM GAN B 

Theo các chuyên gia của HerBa Soul, yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm gan B là thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

adaptogen học thuyết thiên nhân hợp nhất

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

8.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Người bệnh cần hạn chế ăn các chất béo. Theo nghiên cứu, ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm tăng nguy cơ biến chứng xơ gan ở người bị viêm gan virus B.
  • Trong quá trình chế biến món ăn, cần cân nhắc chế biến kết hợp các bữa ăn như kho, nấu, luôc, hấp.
  • Bổ sung chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào,…
  • Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là đào thải và giải độc chất trong cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, lá gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.
  • Ngoài ra hàng ngày uống đủ nước từ 1,5 lít- 2 lít.
  • Chia khẩu phần ăn mỗi ngày làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều một lúc khiến gan phải hoạt động quá tải.
  • Người bị viêm gan B cần đủ dinh dưỡng để chống lại virus, do đó cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Không cần thiết ăn kiêng quá mức nhưng nên hạn chế các chất có hại cho gan như rượu bia, đồ chiên rán.

8.2. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

  • Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng và áp lực.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày và ngủ trước 11 giờ. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào gan đã bị tổn thương.
  • Thường xuyên vận động để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với bệnh tình để có thể duy trì tập luyện lâu dài.

Trên đây là kiến thức tổng quan về bệnh viêm gan siêu vi B do Herba Soul tổng hợp và chia sẻ. Xin nhấn mạnh một lần nữa, viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, phức tạp nhưng việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa kịp thời.

Herba Soul Tổng hợp

——————————————————————————————————————————————————————————–

[/av_textblock]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *