Cây Thiên Môn

Thiên môn là một loại dây leo, sống lâu năm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, đầu nhọn, biến dạng trông như lá, còn lá thì rất nhỏ trông như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng mọc vào mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi chín.
Cây thiên môn có ở nhiều nơi như Thanh Hoá, Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao bằng, Lạng Sơn… các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có.

Thu hái, chế biến.

Rễ củ thu hái vào thu đông ở những cây mọc được 2 năm trở lên. Sau khi rửa sạch, cắt bỏ đầu và rễ con, đem đồ qua hơi nước. Lúc còn nóng bóc bỏ vỏ rồi phơi hoặc sấy cho khô. Dược liệu có vị ngọt hơi đắng.

Thành phần hoá học.

– Một sapogenin steroid đã được phân lập và xác định là sarsasapogenin (công thức xem phần đại cương).
– Các amino acid tự do: asparagin, citrulin, serin, threonin, prolin, glycin, alanin, valin, methionin, leucin, phenylalanin, tyroxin, acid aspartic, acid glutamic, arginin, histidin, lysin.
– Carbohydrat: 7 chất oligosaccharid đã được phân lập và xác định: neokestose và 6 oligosaccharid khác cấu tạo bởi các đơn vị fructofuranose nối với nhau theo dây nối 2-1 và tận cùng bởi neokestose ở cuối mỗi phân tử.

Công dụng

Thuốc làm long đờm, chữa ho, thuốc lợi tiểu. Chữa triệu chứng bồn chồn, mất ngủ, táo bón.

PHÂN BỐ CỦA CÂY THIÊN MÔN

Cây mọc hoang ở vùng có núi đá vôi và vùng rú bụi, ven biển. Còn được trồng làm cảnh. Trên đây là một số thông tin về cây thiên môn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thiên môn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *