Hướng dẫn cách sử dụng Siro ho đúng cách hiệu quả nhất

viên ngậm xạ can, siro xạ can

Hướng dẫn cách sử dụng Siro ho đúng cách hiệu quả nhất

Sử dụng Siro ho thế nào cho đúng cách, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Sợ con ho phải uống thuốc kháng sinh sẽ kháng thuốc, nên nhiều bố mẹ đã mua siro ho, hoặc tự chế siro ho từ quất, hoa hồng, húng chanh… Nhưng đã có nhiều trẻ lại bị nhiễm những loại bệnh khác vì siro ho làm từ dược liệu “bẩn”.

Như chúng ta biết Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất đờm nhớt hay virut ra khỏi đường thở, vì thế, phần nào giúp ngừa viêm phổi. Do vậy, ho là một triệu chứng tốt cho cơ thể. Nếu phản xạ này mất đi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp hay khó thở, rất nguy hiểm. Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, do ở lứa tuổi này phản xạ ho chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị viêm phổi hoặc suy hô hấp.

Nguyên nhân gây ho cấp tính thường gặp nhất ở trẻ là những đợt viêm hô hấp cấp tính. Ho trong bệnh lý này lại có thể kéo dài đến 3 tuần, ngay khi đợt nhiễm cấp tính đã hết từ lâu. Nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần thì phải đi khám tìm nguyên nhân để biết cách theo dõi và điều trị ho.

Phản xạ ho của cơ thể có thể bị kích thích thêm khi có gió nhiều, khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi độ ẩm trong không khí thay đổi nhanh. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ làm tăng tạm thời phản ứng ho và không ảnh hưởng đến bản chất, nguyên nhân gây bệnh cũng như diễn tiến bệnh gây ho

viên ngậm xạ can, siro xạ can

Không lạm dụng siro ho khi trẻ bị ho

Ho đơn thuần chỉ là triệu chứng chứ không phải là một bệnh. Do đó, việc điều trị theo nguyên nhân là vô cùng cần thiết chứ không phải là cắt cơn ho. Trong khi đó, đa số người lớn thường lại quan tâm đến cơn ho và cố gắng thử nhiều loại thuốc siro ho với mong muốn dứt cơn ho cho con.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng-Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai: Trong trường hợp bị ho, cảm cúm thì việc sử dụng các bài thuốc dân gian là rất đáng khuyến khích đồng thời hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Việt Nam có rất nhiều bài thuốc dân gian phong phú, phổ biến là các bài thuốc trị ho – cảm như: như húng chanh hấp đường phèn, quất – gừng – mật ong hấp cách thủy… có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên và đứng đầu bảng trị các bệnh về hô hấp.

“Kháng sinh chỉ có tác dụng với ho do vi khuẩn còn ho do virus thì dùng kháng sinh cũng không có tác dụng, thậm chí có những nghiên cứu cho thấy, nếu ho không cần dùng kháng sinh mà lại cho uống kháng sinh thì lâu khỏi hơn” – PGS. Dũng cho hay.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, việc kê đơn cho bệnh nhi bị ho bằng các loại si rô thảo dược cũng được khuyến khích từ lâu, bởi nhiều loại sản phẩm siro ho đông dược rất hiệu quả, giúp giảm ho, long đờm khi dùng một mình, hay kết hợp với tân dược. Nhưng siro ho cần làm từ nguồn dược liệu thật sự sạch mới có hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Cha mẹ cũng nên cẩn trọng khi chọn dược liệu làm siro ho và tìm hiểu kỹ về loại siro ho định mua cho con bởi trong những năm làm nghề, ông đã cấp cứu khá nhiều ca trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc đông y chế biến từ dược liệu “bẩn”. Thuốc Đông y hiện nay đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, rất khó truy xuất nguồn gốc, và không kiểm chứng được chất lượng.

“Việc bố mẹ tự chế siro cho con uống hay mua siro từ nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu bẩn thì khi cho trẻ uống sẽ không hiệu quả. Ngược lại, các yếu tố từ phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, tỉ lệ nhiễm nấm mốc cao từ dược liệu bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra các vấn khác về sức khỏe dù có thể đã chữa được một loại bệnh nào đó. Như vậy là lợi bất cập hại” – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Trong trường hợp mong muốn được sử dụng siro ho để bé ngủ ngon hơn, bố mẹ nên được sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa để tìm loại phù hợp với bệnh và được sử dụng đúng cách, đúng liều.

Cách nào giảm cơn ho tạm thời cho trẻ?

Các bậc phụ huynh có thể giảm cơn ho tạm thời cho bé bằng cách:

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể dùng mật ong để giảm triệu chứng ho. Một số nghiên cứu đã chứng minh mật ong làm giảm triệu chứng ho ban đêm và trong các nghiên cứu này người ta không thấy có biến chứng bị viêm phổi nếu dùng mật ong để giảm ho.

Đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, khuyến khích cho trẻ uống đủ nước để giảm ho.

Việc rửa mũi, xịt mũi giúp làm giảm dịch nhầy mũi, phần nào cũng làm giảm triệu chứng ho.

Cần lưu ý, cho bé đi khám ngay khi bé ho kèm theo những dấu hiệu sau: Có dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, thở co lõm ngực; bé lừ đừ, mệt mỏi, bỏ bú kèm sốt cao; bỏ bú hoặc bú kém; ho, chảy mũi kéo dài trên 3 tuần; trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi; nếu trẻ có tiếng động bất thường khi thở…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại siro ho khác nhau, bạn nên lựa chọn những loại siro ho hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm ho. Bạn có thể tham khảo siro ho Xạ Can Diva

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *